- Tin Hoạt Động Hội

Đạo luật Lacey – một thử thách đối với các DN chế biến gỗ xuất khẩu


* Xin ông cho biết đôi nét về Đạo luật Lacey? 

– Đạo luật Lacey bao gồm nhiều vấn đề, tôi chỉ xin đơn cử một số nội dung chính. Đạo luật này cấm buôn bán thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật (bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ) bất hợp pháp từ bất kỳ bang nào của Mỹ hoặc từ nước ngoài vào Mỹ. Đạo luật đòi hỏi người nhập khẩu phải khai báo xuất xứ gốc và tên loài gỗ có trong sản phẩm của họ; đồng thời thiết lập hình phạt cho sự vi phạm đạo luật này. Theo Đạo luật Lacey, những hành vi bị coi là bất hợp pháp, gồm: Trộm cắp thực vật; khai thác thực vật từ vùng được chính thức bảo vệ, như vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn; khai thác thực vật từ những “vùng được hoạch định chính thức” theo luật hoặc quy định của quốc gia; khai thác thực vật mà không có hoặc trái thẩm quyền…

* Các DN cần lưu ý điều gì khi phải khai báo theo yêu cầu của Đạo luật Lacey? 

– Đạo luật Lacey đòi hỏi người nhập khẩu phải thực hiện khai báo về mọi lô hàng thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật. Nội dung khai báo bao gồm: 1- Tên khoa học của mọi loài thực vật sử dụng trong sản phẩm. 2- Nước khai thác. 3- Số lượng và cách đo. 4- Giá trị. Đồng thời, các DN cần lưu ý, nếu có nhiều loài được dùng để làm ra sản phẩm thì phải khai báo tất cả mọi loài đó. Mục đích của việc khai báo này là để tăng sự minh bạch của thương mại gỗ nhằm giúp Chính phủ Mỹ tăng cường hiệu lực luật pháp.

* Có trường hợp nào được miễn trừ kê khai không, thưa ông?

– Có. Nhằm cho phép ngành CBĐG có thời gian điều chỉnh, Đạo luật Lacey có các chương đặc biệt cho những sản phẩm phức tạp thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều nước hoặc nhiều loài khác nhau. Nếu như nước xuất xứ hoặc loài là không rõ với lô hàng, Đạo luật cho phép tờ khai với tên loài hoặc nước xuất xứ phù hợp nhất. Sự nới lỏng này phần nhiều sẽ được thu hẹp sau khi chính phủ rà soát lại yêu cầu khai báo trong vòng hai năm. Đối với tờ khai cho sản phẩm giấy từ bột giấy tái chế thì cũng không cần kê khai tên loài và xuất xứ của nguyên liệu tái chế. Nhưng tờ khai bắt buộc phải có phần trăm trung bình của lượng nguyên liệu tái chế, loài và các thông tin gốc của nguyên liệu thực vật không thuộc nguồn tái chế cũng như phần trăm của chúng trong sản phẩm. Đáng lưu ý, người nhập khẩu không phải khai báo nguyên liệu thực vật làm bao bì như thùng các-tông hoặc pa-let, trừ trường hợp những bao bì này chính là hàng nhập khẩu…

* Ông có thể cho biết thêm về hình phạt của Đạo luật Lacey?

– Theo quy định của Đạo luật Lacey, các DN muốn XK đồ gỗ vào thị trường Mỹ phải khai báo nguồn gốc, quốc gia khai thác và tên cây gỗ trong thành phần sản phẩm. Đạo luật Lacey phạt rất nặng những vi phạm buôn bán gỗ bất hợp pháp. Nếu buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp sẽ bị phạt 500 ngàn USD đối với DN, 200 ngàn USD đối với cá nhân; thậm chí hình phạt cao nhất là bỏ tù. Đối với việc khai báo nhập khẩu sai nguồn gốc gỗ, DN sẽ bị phạt 10.000 USD, có thể bị giam đến 5 năm và trong tất cả các trường hợp hàng hóa sẽ bị tịch thu…

* Theo ông, trước những quy định của Đạo luật Lacey, các DN CBGXK cần phải làm gì?

– Các DN CBGXK Bình Định nên từng bước đòi hỏi nhà cung cấp gỗ phải thực hiện các chứng chỉ gỗ đáng tin cậy như FSC, PEFC (những chứng chỉ được công nhận toàn cầu về quản lý rừng có trách nhiệm), tránh mua gỗ không biết rõ nguồn gốc, không truy xét được nguồn gốc. DN phải hỏi nhà cung cấp các câu hỏi như chuỗi cung cấp của các ông như thế nào, có thể truy nguyên tới khu rừng đó không, có tài liệu rõ ràng không, hợp pháp không? Đồng thời, bản thân các DN cũng phải có chính sách và quy trình nội bộ để tự truy tìm nguồn gốc gỗ, quy trình xác minh tính hợp pháp (nhất là khi mua sản phẩm từ các khu vực có mức độ khai thác bất hợp pháp cao), có kế hoạch đánh giá nguồn gốc gỗ và công tác xin cấp chứng chỉ nguồn gốc gỗ hợp pháp do bên thứ ba cấp.

Theo tôi, các phương tiện truy tìm nguồn gốc gỗ có thể tiến hành nghiên cứu độc lập về nhà cung cấp (thông qua Internet), hoặc qua các mối quan hệ kinh doanh khác. Đối với các sản phẩm gỗ bất hợp pháp, thường là đi kèm với giấy tờ giả mạo. Vì thế, việc đánh giá nhà cung cấp, tạo dựng sự tin cậy đối với họ để có được nguồn gỗ hợp pháp là điều rất quan trọng. Đồng thời, các DN cũng cần có hệ thống quản lý đánh giá rủi ro khi vô tình phạm luật để sớm có phương án xử lý… Và, điều quan trọng là các DN phải thích ứng ngay với công tác thu mua nguyên liệu và hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm (FSC-CoC) nhằm đáp ứng Đạo luật Lacey…

* Xin cảm ơn ông!

Đạo luật Lacey do Nghị viện bang Iowa (Mỹ) đệ trình vào năm 1900, sau đó được Tổng thống Mỹ William McKinley ký ban hành thành luật vào ngày 25.5.1900. Sau đó, Đạo luật này đã được bổ sung vào các năm 1969, 1981, 1988 và gần đây là ngày 22.5.2008. Trong phần bổ sung ngày 22.5.2008, Đạo luật Lacey có mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với thực vật và sản phẩm từ thực vật; trong đó phần 8204 có liên quan tới việc “ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp”. Phần bổ sung này có hiệu lực từ ngày 15.12.2008. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 15.12.2008 đến 1.4.2010 được coi là “tập dượt”, nên việc nộp tờ khai chưa bắt buộc đối với các DN. Bắt đầu từ ngày 1.4.2010, việc nộp tờ khai mới chính thức bắt buộc…

  • Viết Hiền (Thực hiện