Vinanet -Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt kim ngạch trên 4,8 tỷ USD – đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng những mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 6/2019 của Việt Nam đã sụt giảm trở lại sau khi tăng trưởng ở tháng 5/2019. Cụ thể, giảm 10,7% tương ứng với 805,7 triệu USD, nhưng tăng 6,9% so với tháng 6/2018. Trong đó sản phẩm gỗ đạt 580,75 triệu USD, giảm 5,6%.
Lũy kế tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 4,82 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ, riêng sản phẩm gỗ đạt 3,39 tỷ USD, tăng 17,9%.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Trong tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tới các thị trường chủ lực và các thị trường khác hầu hết đều sụt giảm, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch trong tháng giảm. Cụ thể, xuất sang Mỹ giảm 3,14% chỉ với 410,4 triệu USD; Nhật Bản giảm 3,35% tương ứng 107,4 triệu USD; Trung Quốc giảm 30,96% với 76,27 triệu USD… Đặc biệt, trong tháng xuất sang những thị trường như: BaLan, Hy Lạp và Singapore giảm mạnh, giảm lần lượt 69,29%; 63,64% và 60,39%, nhưng ngược lại xuất sang thị trường Phần Lan và Séc lại tăng mạnh, tăng gấp hơn 3 lần (tương ứng 223,27%) đối với Phần Lan tuy chỉ đạt 88 nghìn USD và gấp hơn 2,7 lần (tương ứng 65,79%) đối với thị trường Séc đạt 179,9 nghìn USD.
Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, số này chiếm 73,17%, trong đó tăng vượt trội ở thị trường Áo, tăng gấp 2,4 lần (tương ứng 136,72%) đạt 876,1 nghìn USD, riêng tháng 6/2019 cũng đã xuất sang Áo 69,2 nghìn USD, giảm 31,24% so với tháng 5/2019 và giảm 22,03% so với tháng 6/2018. Ở chiều ngược lại, xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh 82,23% với 1,51 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2019
Thị trường |
Tháng 6/2019 (USD) |
+/- so với tháng 5/2019 (%)* | 6 tháng năm 2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)* |
Mỹ | 410.401.439 | -3,14 | 2.249.029.470 | 32,61 |
Nhật Bản | 107.485.551 | -3,35 | 632.410.807 | 19,76 |
Trung Quốc | 76.271.711 | -30,96 | 543.521.008 | -2,18 |
Hàn Quốc | 68.253.433 | -13,73 | 415.299.311 | -9,67 |
Anh | 25.534.608 | -5,14 | 160.423.104 | 12,48 |
Canada | 15.668.086 | 3,76 | 80.557.833 | 4,08 |
Australia | 11.841.427 | 10,73 | 67.500.023 | -20 |
Pháp | 8.878.538 | -23,36 | 63.274.089 | -0,52 |
Đức | 4.619.902 | -40,49 | 62.496.051 | 17,82 |
Hà Lan | 4.534.093 | -18,72 | 42.408.482 | 4,98 |
Đài Loan | 7.201.218 | -32,82 | 40.203.710 | 23,63 |
Malaysia | 5.491.180 | -10,75 | 35.652.972 | -31,83 |
Lào | 4.933.245 | -18,88 | 29.615.150 | |
Bỉ | 2.996.067 | -10,06 | 21.135.962 | 12,59 |
Saudi Arabia | 2.641.882 | -46,81 | 20.001.906 | 45,41 |
Tây Ban Nha | 1.907.998 | -33,07 | 17.766.499 | 6,5 |
Ấn Độ | 2.857.400 | -10,04 | 17.590.118 | -35,9 |
Thái Lan | 2.953.062 | -10,02 | 17.098.808 | 0,22 |
Italy | 983.860 | -50,09 | 17.077.352 | 11,02 |
Thụy Điển | 1.059.968 | -51,06 | 15.366.770 | 18,75 |
Đan Mạch | 1.990.164 | -0,18 | 14.377.061 | 17,12 |
Singapore | 1.396.832 | -60,39 | 14.072.466 | 28,11 |
UAE | 1.618.782 | -25,63 | 12.792.082 | 3,39 |
Ba Lan | 525.005 | -69,29 | 11.271.854 | 26,26 |
New Zealand | 1.865.350 | 1,76 | 9.757.178 | -6,94 |
Mexico | 1.217.218 | -29,22 | 7.836.528 | 23,95 |
Chile | 1.844.768 | 93,57 | 7.722.181 | |
Nam Phi | 932.357 | 27,26 | 5.018.672 | 11,4 |
Kuwait | 1.023.382 | 38,16 | 3.856.684 | 19,74 |
Campuchia | 959.274 | 4,34 | 3.803.089 | -40,62 |
Hy Lạp | 90.135 | -63,64 | 2.978.845 | 34,34 |
Nga | 259.264 | -47,61 | 2.913.275 | 9,83 |
Na Uy | 228.939 | -30,3 | 2.180.956 | 9,66 |
Hồng Kông (TQ) | 302.099 | -23,49 | 2.013.226 | -53,78 |
Bồ Đào Nha | 67.239 | -30,6 | 1.994.292 | 27,51 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 159.422 | -35,93 | 1.511.869 | -82,23 |
Séc | 179.980 | 165,79 | 1.081.050 | 8,68 |
Thụy Sỹ | 51.182 | -23,92 | 961.314 | -28,56 |
Áo | 69.275 | -31,24 | 876.109 | 136,72 |
Phần Lan | 88.098 | 223,27 | 592.381 | -46,05 |
*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Trên thị trường thế giới, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc.
Việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đồ nội thất từ Trung Quốc đã tác động mạnh đến các công ty sản xuất đồ nội thất Trung Quốc. Sau khi Mỹ tăng thuế đối với đồ nội thất Trung Quốc từ 10% lên 25% áp dụng từ ngày 1/6/2019.
Các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc là bộ phận chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Mỹ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Theo Ngân hàng China International Capital Corp (CICC), mức thuế sẽ tương đương khoảng 34,2% lợi nhuận năm 2018 của ngành này.
Năm 2018, ngành nội thất Trung Quốc có giá trị sản xuất đạt 701 tỷ NDT, tăng 4,3% so với năm 2017. Xuất khẩu đồ nội thất sang Mỹ chiếm khoảng 10% sản lượng nội thất của Trung Quốc, tương đương khoảng 70 tỷ NDT.
Một số công ty sản xuất đồ nội thất tìm kiếm nhu cầu từ thị trường nội địa để bù đắp sụt giảm do xuất khẩu sang Mỹ chững lại. Thị trường nội địa Trung Quốc được đánh giá còn nhiều tiềm năng.
Nguồn: VITIC tổng hợp