Về giá nhập khẩu: tháng 6 giá nhập gỗ bạch đàn trung bình ở mức 235 USD/m3, tăng 23% so với mức giá cùng kỳ và ổn định so với mức giá nhập của tháng 5. Giá gỗ bạch đàn xẻ trung bình 341 USD/m3 và gỗ bạch đàn tròn 187 USD/m3.
Về thị trường nhập khẩu: Tháng 6 nhập khẩu gỗ bạch đàn giảm mạnh so tháng 5 là do nhập khẩu từ hầu hết các thị trường giảm mạnh. Trong đó, nhập từ Braxin và Papua New Guinea giảm manh. Nhập từ Braxin tháng 6 đạt 6.255 m3 với kim ngạch 2,2 triệu USD, giảm 29% về lượng và giảm 28% về trị giá so tháng 5; nhập từ Pa pua New Guinea đạt 4.461m3, kim ngạch 873.000USD, giảm tới 60,8% về lượng và giảm 59,5% về trị giá; nhập từ Urugoay đạt 11.471 m3, kim ngạch 2,16 triệu USD, giảm 1,2% về lượng, nhưng tăng 4,2% về trị giá; Nhập từ Nam Phi đạt 2.994 m3, kim ngạch 666.000 USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 8,2% về trị giá…
Trong 6 tháng đầu năm, Urugoay là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn với khối lượng lớn nhất cho Việt Nam với 66.000 m3, kim ngạch 12 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng 97% về trị giá so cùng kỳ. Giá nhập khẩu trung bình 6 tháng từ Urugoay 182 USD/m3, tăng 12% so cùng kỳ. Gỗ bạch đàn nhập từ Urugoay chủ yếu là gỗ Grandis tròn, giá trung bình ở mức 187 USD/m3, cao hơn so với mức giá tháng 5 là 9USD/m3. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn xẻ từ Urugoay trung bình 316 USD/m3. 93% lượng gỗ bạch đàn nhập từ Urugoay là gỗ bạch đàn tròn,còn lại là gỗ xẻ.
Braxin là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn có khối lượng lớn thứ 2 cho Việt nam với 56.000 m3 gỗ, kim ngạch đạt 19 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 24% về trị giá so cùng kỳ. GIá nhập khẩu gỗ bạch đàn từ Braxin trung bình 6 tháng ở mức 338 USD/m3, cao hơn 13% so cùng kỳ. Gỗ bạch đàn nhập từ Braxin là gỗ Grandis, gỗ xẻ.
Papua New Guinea là thị trường cung cấp lượng gỗ bạch đàn lớn thứ 3 cho Việt Nam, trên 52.970m3, kim ngạch đạt 9,7 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2008, giá nhập trung bình 183 USD/m3, cao hơn 15% so trung bình cùng kỳ.
Mặc dù lượng gỗ bạch đàn từ Nam Phi giảm 28% so cùng kỳ, nhưng đây là nhà cung cấp gỗ bạch đàn lớn thứ 4 cho Việt Nam. 6 tháng đầu năm lượng gỗ bạch đàn nhập từ Nam Phi đạt trên 20.170 m3, kim ngạch đạt 3,95 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 24% về trị giá so cùng kỳ. Giá nhập khẩu trung bình 6 tháng đạt 196 USD/m3, tăng 6% so cùng kỳ; chủ yếu là gỗ bạch đàn Camadulensis và gỗ bạch đàn Cladocalyx.
Ngoài 4 thị trường cung cấp chính trên, các doanh nghiệp còn nhập gỗ bạch đàn từ Belize, Australia, Tây Ban Nha, Mỹ… Nhập khẩu gỗ bạch đàn từ các thị trường này đều tăng so cùng kỳ. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp cũng đã ngừng nhập gỗ bạch đàn từ các thị trường Solomon, Thái Lan, Singapore…
(Vinanet)