Nhu cầu thị trường châu Âu và Mỹ đối với các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững ngày càng gia tăng, theo đó các nước xuất khẩu đồ gỗ sẽ phải đảm bảo nguồn gỗ sử dụng là hợp pháp.
Đây là thông điệp chính của hội thảo cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 &15 tháng 10 năm 2008. Khoảng 70 đại biểu là đại diện các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức Quốc tế, đã tham dự hội thảo. Hội thảo do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức, với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Hà Lan (SNV), hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), Mạng lưới Thương mại Lâm nghiệp Quốc tế Việt Nam (VFTN), hỗ trợ hậu cần từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI).
Hành động của Việt Nam?
Việt Nam là một nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất quan trọng nên sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng thay đổi này của thị trường. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các sáng kiến khu vực nhằm xoá bỏ khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động hợp tác với Liên minh Châu Âu trong Kế hoạch thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT) (W ec.europa.eu/environment/forests/egt.htm).Có rất nhiều các công cụ pháp lý và thị trường cho Việt Nam và để đảm bảo tính pháp lý cho các sản phẩm xuất khẩu. Những công cụ này đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường, có thể kể đến như: Thẩm tra tính pháp lý và giấy chứng nhận tình nguyện, và đến các công cụ bắt buộc như Hiệp định Đối tác Tình nguyện (VPA), hiện đang được đàm phán với các nước sản xuất gỗ trong kế hoạch hành động FLEGT.Là một nước nhập khẩu và chế biến gỗ (Việt Nam nhập khẩu tới 80% nhu cầu nguyên liệu), Việt Nam sẽ cần có một phương pháp tiếp cận đàm phán khác với các nước sản xuất gỗ. Hiện tại đã có khoảng 160 chứng chỉ được cấp cho các công ty xuất và bán lẻ đồ gỗ Việt Nam về quy trình Truy xuất Nguồn gốc Sản phẩm (CoC), các đại biểu tham dự hội thảo thấy rõ rằng, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều nữa để chuẩn bị cho hệ thống thị trường mới.Các đại biểu đã thảo luận và thống nhất các hành động tiếp theo để thích ứng với những thay đổi này.
Các bước tiếp theo cho Việt Nam
Phạm vi Quốc tế
- Cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn về “tính hợp pháp” và xác định các công cụ phù hợp cho việc xác minh nguồn gốc, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn cho nhập khẩu, sản xuất, tác động môi trường và trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn này cũng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường, các nước tiêu thụ sản phẩm và phải được thể chế hoá.
- Tăng cường hợp tác hiệu quả trong ngành chế biến gỗ tạo cơ sở cho cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
- Tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho xúc tiến thương mại sản phẩm gỗ thông qua sự hỗ trợ của nhà nước và Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam
Phạm vi Quốc gia
- Thành lập một đơn vị để hỗ trợ doanh nghiệp ngành chế biến gỗ nhằm khuyến khích và giám sát quá trình phát triển nguồn gỗ có chứng chỉ nội địa.
- Tăng cường khuyến khích ngành công nghiệp chế biến tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về thương mại và lâm nghiệp mới.
- Nối kết giữa cơ chế quản lý lâm nghiệp hiện tại với kế hoạch mới về giảm thiểu phát thải khí nhà kính thông qua trồng rừng và chống thoái hoá rừng (REDD) (W www.iucn.org/what/issues/climate/).
- Thừa nhận và thúc đẩy vai trò quan trọng của các chủ rừng nhỏ lẻ đối với sản xuất và cung cấp gỗ trong nước.
- Gia tăng số lượng thành viên Mạng lưới Thương mại Lâm nghiệp Việt Nam (VFTN) (W gftn.panda.org/gftn_worldwide/asia/vietnam_ftn/).?
- Tăng cường chia sẻ thông tin và hiểu biết về hệ thống chứng chỉ và thẩm tra tính pháp lý sản phẩm gỗ thông quan Hiệp hội gỗ và Lâm sản (Vifores).
- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong cho ngành công nghiệp chế biến, hỗ trợ kinh doanh và kế hoạch tiếp thị.
Các bước tiếp theo cho cộng đồng Quốc tế
- Xây dựng thị trường quốc tế cho các sản phẩm có chứng chỉ.
- Hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin.
- Tham gia tích cực vào các nhóm làm việc quốc gia về quản lý rừng bền vững và phát triểnthương mại.
- Cung cấp hỗ trợ cho việc phát triển các hệ thống Truy xuất Nguồn gốc Sản phẩm.
- Cung cấp giám sát độc lập, tăng cường hỗ trợ chuyên gia cho Việt Nam.
Kết luận
Tuyên bố cấp Bộ trưởng trong cuộc họp về FLEG Đông Á năm 2001, Việt Nam đã cam kết giải quyết vấn đề xuất khẩu và nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Trong vài năm tới, việc thực hiện cam kết này đồng nghĩa với việc thực thi giải quyết các vấn đề liên quan đến FLEGT, bao gồm cả việc xác định tính hợp pháp, hỗ trợ cấp chứng chỉ và thẩm tra nguồn gốc, xây dựng năng lực cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình quyết định, đánh giá chi phí và lợi nhuận cho cộng đồng địa phương, và hài hoà giữa sinh kế bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tất cả những nỗ lực đó sẽ đảm bảo sự thành công hơn nữa của Việt Nam đối với thị trường thế giới về sản phẩm gỗ bền vững và hợp pháp.