Bản tin “Cảnh báo rủi ro trong luồng cung gỗ nguyên liệu từ Nga và Ukraine” đưa ra các nhận định ban đầu về những rủi ro về tính pháp lý từ nguồn gỗ nhập khẩu từ hai thị trường này. Được chia sẻ tại Hội thảo: “Thúc đẩy giao thương gỗ dán và MDF Việt Nam cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID 19” được tổ chức vào ngày 6/7/2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.
Ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã đạt vị thế quan trọng trên bản đồ thương mại gỗ thế giới. Ngành đang đứng thứ 2 trong Châu Á (sau Trung Quốc) và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của ngành do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường, cơ chế chính sách thông thoáng của Chính phủ, đặc biệt trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu và hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định của thị trường xuất khẩu.
Nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu, khoảng 4-5 triệu m3 mỗi năm, đóng vai trò then chốt để ngành lớn mạnh. Loại bỏ rủi ro trong chuỗi cung gỗ nhập khẩu là nền tảng để ngành phát triển bền vững.
Bản tin này đưa ra những cảnh báo ban đầu về rủi ro về tính hợp pháp trong luồng cung gỗ tròn và xẻ của Nga và Ukraine nhập khẩu vào Việt Nam.
Cảnh báo này được đưa ra dựa trên một số nguồn thông tin gần đây lo ngại về tính hợp pháp của các luồng cung này. Mặc dù lượng gỗ nhập khẩu từ 2 quốc gia này vào Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam, rủi ro trong luồng cung này có thể làm tổn hại đến hình ảnh của cả ngành trên trường quốc tế. Giảm rủi ro trong luồng cung này đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình khi nhập khẩu gỗ vào Việt Nam.
Để biết thông tin chi tiết của bản tin, vui lòng tải toàn văn bản tin tại đây
Theo Gỗ Việt