- Tin Ngành

Hội thảo xây dựng Dự án “Phát triển sản xuất ván mỏng từ gỗ Bạch đàn và gỗ Keo tại Việt Nam và Australia”


Việc đưa ra giới thiệu giống bạch đàn và keo Australia tại Việt Nam, trong đó có một phần do ACIAR tài trợ, đã tạo ra tác động lớn về kinh tế, theo đó hàng trăm ngàn héc-ta diện tích cây trồng hiện đang cung ứng nguồn nguyên liệu chính cho ngành chế biến. Cụm dự án trên hướng tới mục tiêu tăng thêm giá trị cho khoản đầu tư này bằng cách nâng cao thêm mức độ chuyên sâu cho công tác hình thành và triển khai nguồn gen cải tiến của những loài cây này. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua xây dựng những phương pháp lâm sinh giúp tối ưu hoá hoạt động sản xuất sản phẩm giá trị cao hơn và vượt qua những trở ngại đối với hoạt động sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ gỗ xẻ. Các loài cây khác sẽ được đưa ra ở những nơi thích hợp.

Trong đó, Hội thảo tập trung các đề xuất xây dựng dự án theo 4 mục tiêu chính như sau:

Phân tích hiện trạng thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như phân tích xu hướng phát triển sản xuất ván mỏng nhằm định hướng cho các mục tiêu kỹ thuật đối với việc phát triển sản phẩm và sản xuất.

– Phân tích chất lượng của cây và chất lượng gỗ đối với việc sản xuất ván mỏng nhằm xác định tính chất và chất lượng của gỗ để tối ưu hóa việc sản xuất ván mỏng có chất lượng cao; đồng thời xác định các loài hiện có phù hợp hơn cho việc sản xuất ván mỏngcác tiêu chí lựa chọn dòng, chọn giống cây trồng.

Thử nghiệm chế biến và phát triển sản phẩm theo phương pháp sản xuất (bóc và lạng) các sản phẩm có cu trúc khác nhau như ván dán, LVL,….hoặc làm lớp mặt cho sản phẩm composite, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các yêu cầu của thị trường mục tiêu.

Phân tích hiệu quả kinh tế đối với chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ sở chế biến hiệu quả, đưa ra giải pháp tốt nhất cho quy trình và các sản phẩm tiềm năng.

Tại Hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn An Điềm đã giới thiệu tổng quan ngành chế biến gỗ Bình Định và Hiệp hội SX – XNK Gỗ & lâm sản Bình Định, nêu rõ thực trạng ngành chế biến lâm sản, bên cạnh việc nhận định nhu cầu, khả năng phát triển ngành chế biến lâm sản trong thời gian tới và một số giải pháp thiết thực đối với ngành như quy hoạch diện tích đất trồng rừng tập trung, đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển đổi phát triển sản xuất hàng nội thất … Ông cũng hoan nghênh, hưởng ứng tham gia việc xây dựng và triển khai dự án FST/2008/039; đồng thời, cam kết vận động các doanh nghiệp có điều kiện trong Hiệp hội và trên địa bàn cùng tham gia dự án với sự hỗ trợ, cung cấp thông tin về công nghệ, thị trường, kỹ thuật từ ACIAR để tiến đến hợp tác đầu tư từ cấp quy mô nhỏ trở lên tại Bình Định. Trong thời gian đến, Hiệp hội sẽ tạo điều kiện để các chuyên gia của dự án tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp tại Bình Định.