Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 tăng khá mạnh, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, đạt 8,909 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017.
Kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo tăng trưởng 3,7%, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặt biệt trong mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc; bất ổn chính trị của các nền kinh tế lớn trong khu EU như Anh và Pháp – những thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 có thể tăng trưởng thấp hơn năm 2018, với mức tăng trưởng được dự báo trong khoảng 12-15%.
I. XUẤT KHẨU
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 tăng khá mạnh, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, đạt 8,909 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,303 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2017; chiếm 70,75% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành, giảm so với tỷ lệ đạt 74,52% của năm 2017.
Dự báo:
Kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo tăng trưởng 3,7%, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặt biệt trong mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc; bất ổn chính trị của các nền kinh tế lớn trong khu EU như Anh và Pháp – những thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 có thể tăng trưởng thấp hơn năm 2018, với mức tăng trưởng được dự báo trong khoảng 12-15%.
Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018
(ĐVT: triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 2:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009-2018
ĐVT: tỷ USD
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI cũng tăng khá mạnh, đạt 3,932 tỷ USD, tăng 8,86% so với năm 2017.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,572 tỷ USD, tăng 8,97% so với năm 2017; chiếm 90,84% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI; chiếm 62% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước; Hai tỷ lệ trên của cùng kỳ năm 2017 lần lượt chiếm 90,75% và 57,44%.
Thị trường xuất khẩu
Năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,897 tỷ USD, tăng 19,29% so với năm 2017; chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.
Thị trường Nhật Bản vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu G&SPG lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt 1,072 tỷ USD, tăng 12,17% so với năm 2017; chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong năm 2018.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2018 sang thị trường Hàn Quốc, Pháp và Malaysia tăng rất mạnh, với mức tăng lần lượt 40,87%, 22,26% và tăng 86,18% so với năm 2017.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc và Anh chỉ đạt xấp xỉ năm 2017; giảm nhẹ tại thị trường Đức và giảm tới 22,8% tại thị trường Ấn Độ.
Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2018
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2018
(ĐVT:1.000 USD)
TT |
NĂM 2018 |
NĂM 2017 |
Tăng/giảm (%) |
Hoa Kì |
3.897.259 |
3.267.168 |
19,29 |
Nhật Bản |
1.147.206 |
1.022.702 |
12,17 |
Trung Quốc |
1.072.353 |
1.070.354 |
0,19 |
Hàn quốc |
937.122 |
665.239 |
40,87 |
Anh |
289.244 |
290.551 |
-0,45 |
Australia |
193.124 |
169.291 |
14,08 |
Canada |
166.203 |
158.910 |
4,59 |
Pháp |
130.074 |
106.392 |
22,26 |
Đức |
107.679 |
113.812 |
-5,39 |
Malaysia |
102.170 |
54.878 |
86,18 |
Hà Lan |
77.768 |
78.534 |
-0,97 |
Đài Loan |
64.223 |
60.663 |
5,87 |
Ấn Độ |
46.489 |
60.222 |
-22,80 |
Thailand |
37.921 |
25.386 |
49,38 |
Bỉ |
34.472 |
27.230 |
26,60 |
Tây Ban Nha |
29.858 |
28.045 |
6,46 |
Thụy Điển |
27.700 |
28.486 |
-2,76 |
Arập Xê út |
26.864 |
23.176 |
15,91 |
Đan Mạch |
26.687 |
22.747 |
17,32 |
Italia |
26.615 |
29.324 |
-9,24 |
Newzealand |
26.533 |
26.888 |
-1,32 |
UAE |
26.333 |
28.702 |
-8,25 |
Singapore |
24.305 |
19.467 |
24,85 |
Ba Lan |
18.582 |
16.573 |
12,12 |
Mexico |
14.699 |
9.136 |
60,89 |
Nam Phi |
11.565 |
9.594 |
20,55 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
10.829 |
15.900 |
-31,89 |
Campuchia |
10.749 |
8.272 |
29,94 |
Hồng Kông |
7.711 |
17.189 |
-55,14 |
Co oet |
5.996 |
9.521 |
-37,02 |
Nga |
5.128 |
3.834 |
33,74 |
Na Uy |
4.424 |
5.426 |
-18,47 |
Hy Lap |
2.886 |
3.713 |
-22,27 |
Bồ Đào Nha |
2.397 |
3.001 |
-20,13 |
Phần Lan |
2.051 |
1.233 |
66,32 |
Thụy Sĩ |
1.992 |
887 |
124,47 |
Séc |
1.970 |
905 |
117,61 |
Áo |
1.273 |
921 |
38,28 |
II. NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam tiếp tục tăng đà tăng trưởng, đạt trên 2,315 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2017.
Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu 6,593 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu G&SPG trong năm 2018; tăng mạnh so với mức 5,483 tỷ USD đạt được trong năm 2017.
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018
(ĐVT: Triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong giai đoạn năm 2009-2018
(ĐVT: tỷ USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Doanh nghiệp FDI
Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 666 triệu USD, tăng 7,08% so với năm 2017; chiếm 28,75% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước, xấp xỉ tỷ lệ của năm 2017.
Như vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 3,266 tỷ USD trong hoạt động xuất khẩu G&SPG trong năm 2018, tăng so với mức 2,99 tỷ USD của năm 2017.
Thị trường nhập khẩu
Năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt trên 444 triệu USD, tăng tới 22,59% so với năm 2017, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG cả nước.
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Hoa Kỳ, Chile và Brazil cũng tăng rất mạnh, lân lượt tăng 25,36%, 21,45% và tăng 41,85% so với năm 2017.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia giảm mạnh trở lại, chỉ đạt 103 triệu USD, giảm tới 51,68% so với năm 2017; Và giảm nhẹ từ thị trường Thailand và Malaysia.
Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong năm 2018
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong năm 2018
(ĐVT:1.000 USD)
TT |
NĂM 2018 |
NĂM 2017 |
Tăng/giảm (%) |
Trung Quốc |
444.869 |
362.906 |
22,59 |
Hoa Kỳ |
317.065 |
252.922 |
25,36 |
Campuchia |
103.214 |
213.597 |
-51,68 |
Thailand |
92.387 |
102.569 |
-9,93 |
Malaysia |
90.928 |
93.995 |
-3,26 |
Chile |
81.212 |
66.869 |
21,45 |
Brazil |
69.057 |
48.684 |
41,85 |
Đức |
67.176 |
65.100 |
3,19 |
Newzealand |
64.003 |
60.771 |
5,32 |
Pháp |
52.070 |
48.580 |
7,19 |
Lào |
33.341 |
42.040 |
-20,69 |
Canada |
27.076 |
21.889 |
23,70 |
Indonesia |
19.584 |
17.984 |
8,90 |
Phần Lan |
15.503 |
11.357 |
36,51 |
Italia |
14.277 |
12.325 |
15,84 |
Nga |
10.691 |
13.836 |
-22,73 |
Nhật Bản |
9.173 |
8.714 |
5,27 |
Thụy Điển |
9.013 |
12.043 |
-25,16 |
Nam Phi |
8.413 |
6.248 |
34,65 |
Achentina |
7.878 |
5.313 |
48,28 |
Hàn Quốc |
7.570 |
9.703 |
-21,99 |
Đài Loan |
5.644 |
4.469 |
26,29 |
Australia |
4.810 |
6.137 |
-21,61 |
Mianma |
1.465 |
211 |
594,69 |
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)