- Tin Ngành

Các nhà bán lẻ trực tuyến hàng nội thất tiếp tục chiếm lĩnh thị trường

HIGH POINT, 16 tháng 7 năm 2009 – Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ bán hàng trực tuyến, chưa bao gồm việc cung cấp dịch vụ du lịch, bán vé vé các sự kiện và bán các chương trình phần mềm, đạt tổng số $ 132,4 tỷ USD trong năm 2008.. Và ước tính gần đây  của mScore pegs doanh số bán hàng qua mạng các loại đồ nội thất vào khoảng 3,5% tổng số doanh thu bán lẻ hàng hóa qua mạng. Điều đó có nghĩa là doanh số bán đồ nội thất trực tuyến đạt khoảng $ 4,6 tỷ trong năm trước, hay chiếm khoảng 6% tổng chi tiêu cho tiêu dùng nội thất và giường.

Các kênh trực tuyến không phải là miễn dịch trước tình trạng kinh tế suy thoái. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ trực tuyến trong quý I năm 2009 là $ 31,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với mức $ 33,5 tỷ đồng trong quý I năm 2008. eMarketer dự báo doanh số bán hàng qua mạng sẽ phục hồi trong năm 2010 và sẽ đạt doanh số $ 163,9 tỷ USD vào cuối 2011.

Không có nghi ngờ rằng tình hình bán lẻ tại Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể. Trong khi đã có khoảng 1,1 triệu các cửa hàng hoạt động vào đầu năm 2008, theo Cục Thống kê Lao động, 148.000 cửa hàng trong số đó đã đóng cửa trong năm 2008 và cao hơn số 135.000 cửa hàng bán lẻ đóng cửa trong năm 2007. Và Hội đồng Quốc tế của các trung tâm mua sắm dự báo sẽ có 150.000 cửa hàng tại Hoa Kỳ sẽ đóng cửa trong năm nay. Thực tế này đã mang lại cho các nhà bán lẻ trực tuyến cơ hội chiếm lĩnh thị phần bán lẻ. Và đó là điều mà các nhà bán lẻ trực tuyến mong đợi. 20 nhà bán hàng nội thất trực tuyến đề cập trong báo cáo này có doanh số bán hàng trong năm 2008 đạt 1 tỷ USD.

Các nhà bán lẻ trực tuyến lớn bao gồm Boston, với các cửa hàng trực tuyến CSN và Omaha, Neb với cửa hàng Netshops. Các nhà bán lẻ này có hơn 200 trang web và mỗi trang web tập trung vào mỗi loại sản phẩm. Trong khi nhiều loại sản phẩm có nhiều hơn một cửa hàng, đằng sau đó là một hệ thống hỗ trợ tiếp thị và thực hiện tất cả các chức năng phục vụ khách hàng.

Lấy dòng sản phẩm nội thất văn phòng làm ví dụ. Cửa hàng CNS với trang web: WritingDesksandMore.com, và cửa hàng NetShops với trang web: WritingDesks.com. Cả hai công ty trực tuyến nhận thấy rằng người tiêu dùng không muốn gõ tên trang web CSNStores.com hoặc NetShops.com vào trình duyệt web của họ. Thay vào đó, những nười mua hàng trực tuyến sẽ dùng các công cụ tìm kiếm như Google.com và gõ vào từ “desk” để tìm các nhà cung cấp “bàn làm việc”.

Nhìn chung tất cả các nhà bán lẻ đều dựa trên trang web Amazon.com. Trang web Amazon.com xuất hiện vào năm 1995 và hiện nay vẫn là một trang web bán hàng trực tuyến mạnh. Doanh số bán hàng của Amazon trong 2008 tăng trưởng 29,5% đạt $ 19,2 tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến.

Kênh bán hàng trực tuyến vẫn chưa thực sự trưởng thành. Giám đốc điều hành của CSN, ông Niraj Shah thấy rằng những nhà bán hàng trực tuyến nhỏ dần biến mất và xuất hiện yêu cầu phải không ngừng củng cố dịch vụ của mình. Ông Shah tin rằng những nhà bán hàng trực tuyến cung cấp các dịch vụ tốt, giá cạnh tranh sẽ thu hút nhiều khách hàng. Và trong nỗ lực cũng cố vị trí của mình CNS đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật với những kỹ thuật mới và tiện ích mới cho khách hàng.

Nghiên cứu trước đây đã ước tính rằng khỏang 70% đến 80% người lớn của Mỹ đã mua một số đồ dùng trực tuyến. Và theo khảo sát người tiêu dùng 2009 của Furniture/Today and HGTV, có 44% người tiêu dùng Hoa Kỳ đã mua đồ nội thất trực tuyến. Các loại bàn, dụng cụ giải trí và các sản phẩm gia dụng dành cho giới trẻ là những dòng sản phẩm được mua trên mạng nhiều nhất, tiếp theo là bàn làm việc và giường. Các đồ trang trí như vật trang trí trên tường, các loại thảm có tỷ lệ mua hàng qua mạng cao.

Các số liệu thống kê về người tiêu dùng cho thấy, thế hệ X có độ tuổi từ 34 đến 44 chiếm 16% dân số Mỹ, khoảng 44,5 triệu người là thế hệ chiếm vị trí số 1 trong việc mua hàng nội thất trực tuyến. Và những hộ gia đình có mức thu nhập từ 100 ngàn USD hoặc cao hơn sẽ mua hàng nội thất trực tuyến nhiều hơn so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp.

(VPHH dịch từ Báo cáo của Tạp chí Furniture Today)